Huyết tương là một trong những thành phần chính cấu tạo lên máu, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể. Vậy huyết tương là gì, thành phần, chức năng cũng như vai trò của nó như thế nào? Hãy cùng cool-jp.com chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
I. Huyết tương là gì?
Huyết tương hay còn gọi là Plasma là chất dịch có màu vàng nhạt, tuy nhiên màu sắc của huyết tương còn phụ thuộc vào thời gian cũng như trạng thái sinh lý của cơ thể mỗi người. Thông thường sau khi ăn, huyết tương sẽ đục lại, những khoảng vài tiếng thì sẽ có màu vàng chanh.
Huyết tương là thành phần quan trọng nhất của máu khi chiếm tới 55 -65% tổng lượng máu trong cơ thể.
II. Thành phần chính có trong huyết tương
Thành phần chính có trong huyết tương là gì? Trong huyết tương có chứa đến 90% nước về thể tích và 10% còn lại là các chất tan như:
- Protein huyết tương: Chiếm 7% thể tích bao gồm các loại protein
- Albumin: Đây là loại huyết tương phổ biến nhất với 3,5-5g/dL máu. Albumin là yếu tố chính để gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) – chỉ số quyết định quá trình phân phối nước trong cơ thể. Nó đóng vai trò liên kết các chất không thể hòa tan trong nước một phần hay hoàn toàn để chúng có thể được vận chuyển thuận lợi trong huyết tương.
- Globulin: Gồm 3 loại chính là Alpha, Beta và Gamma là những Protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Trong đó có Gamma protein có kháng thể được tổng hợp từ tương bào.
- Fibrinogen: Đây là loại protein được biến đổi thành Fibrin bởi các Enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Loại protein này được tổng hợp tại gan. Bạn có thể kiểm tra nồng độ Fibrinogen có trong huyết tương để chẩn đoán một số bệnh lý của cơ thể.
- Các hợp chất hữu cơ khác: Các chất hữu cơ như Vitamin, Amino acid, Glucose, một số Peptide có tác dụng điều hòa Steroid Hormone và Lipid. Ngoài ra còn có muối vô cơ, muối khoáng chiếm khoảng 0,9% trong huyết tương bao gồm các loại muối điện li Kali, Canxi hay Natri.
III. Chức năng của huyết tương trong máu là gì?
Huyết tương có rất nhiều chức năng đối với cơ thể con người, vì thế mà nó được ứng dụng rộng rãi trong y học. Vậy cụ thể chức năng của huyết tương là gì?
1. Chức năng vận chuyển
Huyết tương có vai trò vận chuyển các chất quan trọng trong cơ thể như sắt, oxy, hormone, glucose,… Cụ thể Protein có trong huyết tương có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ có trong máu
2. Chức năng kháng khuẩn
Trong Protein của huyết tương có chứa Globulin sẽ tham gia vào quá trình vận chuyển các chất Lipid, Acid béo,… có trong cơ thể. Mục đích của việc này là làm tăng khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những tác động gây hại của vi khuẩn. Vì thế giúp cơ thể tránh được những bệnh lý thông thường
3. Chức năng tạo áp suất keo
Albumin có trong Protein huyết tương cung cấp áp suất thẩm thấu cho chất lỏng của máu, nhờ đó ngăn máu tràn vào các mô cũng như tế bào. Bên cạnh đó, nó cũng có vai tròn hút nước và lưu thông để giữ lượng nước bên trong máu.
Với những bệnh lý về gan thường do việc Albumin trong máu bị giảm. Do đó, áp suất keo của máu cũng giảm theo, hàm lượng nước có trong mạch máu bị thoát ra ngoài và đọng lại ở những khoảng gian bào từ đó gây ra hiện tượng phù gan.
4. Chức năng cầm máu
Trong huyết tương có chứa Fibrinogen, thành phần chính tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ đó, Fibrinogen được ứng dụng rộng rãi trong việc cầm máu – công đoạn quan trọng trong các ca phẫu thuật như mổ sỏi đường mật, mổ sỏi thận,… Vì thế một trong những vai trò của huyết tương là gì, đó chính là khả năng cầm máu.
IV. Những đối tượng chỉ định truyền huyết tương
Nhờ khoa học hiện đại mà huyết tương có trong máu sẽ được tách riêng ra để truyền cho những người cần. Tuy nhiên chỉ huyết tương giàu tiểu cầu và được đông lạnh mới được đưa vào sử dụng.
Huyết tương thường chỉ được truyền cho những đối tượng:
- Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu khi mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng
- Bệnh nhân bị giảm một số yếu tố đông máu bẩm sinh.
- Những người bắt buộc phải truyền máu nhiều do mất máu, rối loạn
- Người bị thiếu antithrombine III nhưng không có antithrombine III
- Những người mắc hội chứng tiêu sợi huyết kèm theo giảm mạnh các yếu tố giúp đông máu
- Bệnh nhân chảy máu cấp đồng thời yếu tố đông máu bị giảm.
V. Điểm khác nhau giữa huyết tương và huyết thanh
Không phải ai cũng có thể phân biết được đâu là huyết tương và đâu là huyết thanh. Chính vì thế mà rất nhiều người lầm tưởng huyết tương và huyết thanh là một. Tuy nhiên chúng lại hoàn toàn khác nhau về đặc điểm và công dụng. Sau đây là một số so sánh cơ bản để giúp các bạn có thể phân biết được đâu huyết thanh, huyết tương là gì?
- Về định nghĩa: Huyết thanh là phần lỏng của máu và được chiết tách khi thực hiện đông máu. Còn huyết tương là một phần chất lỏng có trong máu
- Thành phần: Trong huyết thanh không chứa các chất đông máu còn huyết tương thì có
- Số lượng: Huyết thanh có tỉ lệ ít hơn so với huyết tương
- Hạn sử dụng: Huyết thanh chỉ lưu trữ trong vài ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 6 độ C. Trong khi đó, huyết tương có thể bảo bảo tới 1 năm
- Sử dụng thuốc chống đông máu: Huyết thanh bắt buộc phải sử dụng để tách riêng nhưng huyết tương thì không cần
- Tách chiết: Huyết thanh được lấy ra thông qua quá trình làm đông máu. Huyết tương có thể thu được khi máu đông
- Sự sắp xếp của các tế bào: Trong huyết thanh, các tế vào được liên kết với nhau qua sự hình thành của cục máu đông. Còn huyết tương, các tế bào tách biệt và tự treo lơ lửng/
- Ứng dụng: Huyết thanh được dùng để kiểm tra nhóm máu, còn huyết tương được dùng cho những người cần tế bào máu; Huyết thanh ứng dụng trong điều chế thuốc chống độc của động vật và trong tiêm chủng. Trong khi đó, huyết tương giúp vận chuyển các chất tan có trong máu; Huyết thanh được sử dụng trong xét nghiệm để xác định nồng độ HCG, Protein, Cholesterol, đường. Còn huyết tương giúp duy trì huyết áp và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể con người.
Chắc chắn với những thông tin được chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn huyết tương là gì, vai trong cũng như công dụng của huyết tương. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho các bạn trong cuộc sống.