Lá lốt không chỉ được dùng trong chế biến món ăn và còn là dược liệu dùng để điều trị một số bệnh như đau nhức xương khớp, cảm lạnh, bệnh dạ dày… Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu nên mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Vậy lá lốt trị bệnh gì, hãy cùng cool-jp.com tìm lời giải đáp qua nội dung dưới đây.
I. Thông tin tổng quan về lá lốt
Lá lốt là loại cây thảo sống ở nơi ẩm ướt, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn hoặc chữa vết thương. Theo kết quả một số nghiên cứu, lá lốt có khả năng kháng khuẩn và giảm đau rất tốt.
Trong Đông y, lá lốt có vị nồng ấm nên được dùng như một vị dược liệu trừ lạnh, giảm đau, chữa đau nhức xương khớp hay ra mồ hôi nhiều.
Lá lốt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, canxi, vitamin C, sắt, chất xơ, photpho…
II. Những tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe
Lá lốt ngoài cách sử dụng như một món ăn, rau gia vị còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy lá lốt trị bệnh gì, có tác dụng như thế nào?
1. Giải cảm hiệu quả
Bởi lá lốt có vị nồng, tính ấm và chứa nhiều chất kháng viêm nên có tác dụng chữa cảm cúm, giảm cảm hiệu quả. Bạn hãy lấy 1 ít lá lốt tươi, đem thai nhỏ cùng với gừng và hành lá. Sau đó đem nấu với cháo để giúp giải cảm nhanh chóng.
2. Chữa viêm xoang
Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng chữa viêm xoang, tắc mũi rất hiệu quả. Bởi vì theo nghiên cứu, lá lốt có các chất kháng khuẩn, chống viêm nên giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm xoang.
Bạn hãy lấy 1 ít lá lốt đem rửa sạch, sau đó giã nát rồi nhét vào lỗ mũi để hít thở. Nên thực hiện vài lần trong một ngày, tình trạng viêm xoang và nghẹt mũi sẽ giảm đi đáng kể.
3. Chữa đau bụng do lạnh
Như đã chia sẻ, lá lốt có tính ấm và chứa nhiều chất kháng khuẩn nên được dùng để điều trị những cơn đau bụng do lạnh.
Với công dụng này, bạn hãy đun sôi 1 năm lá lốt với nước và uống trước khi đi ngủ trong khoảng 5 đến 7 ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng do lạnh rất hiệu quả.
4. Giảm đau, kháng viêm
Nhờ hoạt chất alkaloid và flavonoid nên lá lốt có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Vậy lá lốt trị bệnh gì? Những hoạt chất này có tính chống oxy hóa mạnh nên sẽ giúp tiêu diệt những gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó mà tình trạng sưng viêm sẽ được suy giảm.
Bạn có thể giã nát lá lốt sau đó đắp lên khu vực bị sưng, đau kết hợp với việc uống nước lá lốt để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
5. Chữa đau khớp
Một trong những tác dụng khác của lá lốt mà chúng ta không thể bỏ qua chính là trị đau khớp ở người già. Bởi vì lá lốt có đặc tính chống viêm và đánh tan những chỗ máu bầm hiệu quả.
Theo đó, bạn hãy lấy 1 nắm lá lốt đun với 1 nước cho đến khi còn khoảng 1 bát ăn cơm nước là được. Nên uống nước lá lốt sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng và uống liên tục trong khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp được giảm đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước lá lốt để ngâm chân, giúp máu lưu thông khắp người và làm ấm cơ thể, nhờ đó mà giảm tình trạng đau nhức xương khớp do lạnh.
6. Chữa ra mồ hôi tay, mồ hôi chân
Đối với những người thường xuyên ra mồ hôi tay, mồ hôi chân đừng bỏ qua tác dụng này của lá lốt. Bạn hãy đun sôi khoảng 30g lá lốt tươi với 1,5 lít nước. Trước khi đi ngủ, hãy pha nước lá lốt đó với 1 thìa cafe muối rồi ngâm chân, ngâm tay trong đó khoảng 30 phút. Nên thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Chữa nhiệt miệng
Do có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên lá lốt trị bệnh gì? Đó là chữa nhiệt miệng, chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn hãy nhai nát và ngậm lá lốt trong miệng sau khi ăn. Cách này sẽ giúp sát khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành trong khoang miệng. Sau đó, bạn hãy đánh răng thật sạch trước khi đi ngủ nhé.
8. Làm trắng da, giảm tàn nhang
Trong lá lốt có hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da, nhờ đó mà là da chắc khỏe và sáng mịn hơn. Bên cạnh đó, lá lốt còn giúp làm giảm những vết tàn nhang, nám và chân chim ở phụ nữ.
9. Chữa tổ đỉa
Lá lốt còn có tác dụng điều trị tình trạng tổ địa tay hiệu quả. Bạn hãy giã nát khoảng 30g lá lốt rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, uống phần nước cốt đó sau khi ăn; còn phần bã bạn đem đun sôi với nước và dùng để rửa và đắp lên tay hàng ngày. Nên thực hiện trong khoảng 2-3 tuần, bạn sẽ thấy trạng tổ đỉa tay giảm đáng kể.
10. Chữa mụn nhọt
Ngoài những tác dụng trên, lá lốt trị bệnh gì? Lá lốt còn có tác dụng trị mụn, mẩn ngứa do cơ địa hoặc vi khuẩn gây nên. Hàm lượng vitamin C có trong lá lốt kết hợp với chất kháng viêm flavonoid sẽ đánh bay các vi khuẩn bám trên da, giúp làn da khỏe mạnh hơn.
Bạn hãy lấy 1 nắm lá lốt, lá chanh và lá tía tô đem giã nát, sau đó đắp lên những vùng da mẩn ngứa, mụn nhọt trong khoảng 15 phút. Thực hiện 1 lần/tuần, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy giảm và mụn nhọt cũng biến mất.
11. Xóa tan vết bầm tím
Trong lá lốt có các thành phần chống viêm nên có tác dụng làm giảm những vết máu bầm tím hiệu quả. Bạn hãy lấy giã nát 1 nắm lá lốt, sau đó đắp lên vùng da thâm tím và buộc lại bằng gác. Nên đắp khoảng 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt.
III. Những lưu ý khi dùng lá lốt để trị bệnh
Mặc dù lá lốt mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dùng thì có thể gây ra những phản ứng không tốt với cơ thể.
- Lá lốt có tính nóng, vì thế phụ nữ đang cho con bú nếu sử dụng quá nhiều lá lốt có thể bị mất sữa, khiến sữa bị loãng và không đủ chất cho trẻ.
- Những người bị nóng gan, nhiệt miệng nặng không nên dùng lá bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
- Nếu ăn quá nhiều lá lốt trong ngày có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng…
- Sử dụng quá nhiều lá lốt có thể gây nóng trong, thậm chí còn khiến những loại thuốc mà bạn đang dùng để điều trị bệnh mất tác dụng.
Hy vọng qua những thông tin tin lá lốt trị bệnh gì trên đây, bạn đã biết cách sử dụng đúng để mang lại những lợi ích cho sức khỏe của mình và người thân. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.